Ký kết và phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam

Hai Hiệp định đã được ký kết vào 30/6/2019.[2]

Nghị viện châu Âu ngày 12/2 chính thức thông qua cả hai hiệp định, tuy còn có khác biệt về tự do báo chí và tự do chính trị. Họ tuyên bố rằng thỏa thuận thương mại với Việt Nam "có thể bị tạm ngừng nếu có vi phạm nhân quyền" trong tương lai.[3]

Với hiệp định bảo hộ đầu tư, trước khi có hiệu lực, quốc hội của từng quốc gia trong EU phải bỏ phiếu.[3]

Đề nghị hoãn

ngày 04/02/2020 được 28 tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước ký tên đã được gởi đến các thành viên của Liên Hiệp Châu Âu (EU), yêu cầu hoãn ký kết Hiệp định tự do mậu dịch EU-Việt Nam (EVFTA) cho đến khi Hà Nội đáp ứng các đòi hỏi về nhân quyền, như việc đưa ra lộ trình sửa đổi những điều khoản khắc nghiệt trong Luật Hình sự như điều 109, 116, 117, 318 thường được vận dụng để trấn áp những người bất đồng chính kiến; trả tự do cho các tù nhân chính trị trong đó có nhà báo Phạm Chí Dũng, người đã bị bắt giam sau khi kêu gọi EU không phê chuẩn Hiệp định.[6]

Ngày 10/02/2020 68 tổ chức phi chính phủ, trong đó có Friends of Earth, Foodwatch, Attac, Emmaus International, ra tuyên bố chung kêu gọi các nghị sĩ châu Âu không phê chuẩn thỏa thuận tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu với Việt Nam (EVFTA), vì tình trạng nhân quyền và quyền lao động tại Việt Nam vẫn còn « đáng lo ngại ».[7]

Đảng Xanh và nhóm cánh tả GUE vào ngày 10.2 yêu cầu hoãn lại cuộc bỏ phiếu nhưng không thành công (đề nghị này được 121 phiếu thuận, 231 phiếu chống, 12 vắng mặt). Đại biểu Pháp Manon Aubry, thuộc nhóm Cánh tả châu Âu thống nhất (GUE) cho biết: Việt Nam chưa phê chuẩn các công ước chủ chốt của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), như công ước về lao động cưỡng bức. Nhà nước cũng bắt giam một số nhà đối lập chính trị, hiện nay có 128 người đang bị tù. Bên cạnh đó vẫn chưa có công đoàn độc lập, việc này được dời lại. Việt Nam còn bị Bruxelles cảnh báo thẻ vàng vì hoạt động đánh cá bất hợp pháp.[8]

Phát biểu

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho là: "quyết định phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA thể hiện sự coi trọng, đánh giá cao của các nghị sĩ và các quốc gia thành viên EU về vai trò, vị thế của Việt Nam và quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - EU". Cao ủy Thương mại EU Phil Hogan ngày 11-2 khẳng định vấn đề nhân quyền của Việt Nam "chắc chắn là lĩnh vực cần quan tâm", nhưng bổ sung rằng một khuôn khổ đối thoại về điều này sẽ là cách thức để giải quyết thiếu sót.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200205-28-... http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200211-68-... http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200212-hi%... http://www.rfi.fr/vi/viet-nam/20151203-chau-au-va-... http://kinhtedothi.vn/thu-dich-vu-moi-truong-rung-... http://www.trungtamwto.vn/fta/199-viet-nam--eu-evf... http://vneconomy.vn/thoi-su/viet-nam-ket-thuc-dam-... http://vneconomy.vn/viet-nam-phe-chuan-cong-uoc-cu... https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51234857 https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51464314